Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI - Thứ Sáu Tuần XIX Mùa Thường Niên- 16/08/2013

Gìn giữ hôn ước

Thứ Sáu Tuần XIX Mùa Thường Niên 
Lời Chúa: 
Mt 19,3-12 
"Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu." (Mt 19,8)
 
Suy gẫm  1. Sống độc thân hay lập gia đình không phải thuần túy thuộc ý muốn của con người  nhưng là một ơn ban đến từ Thiên Chúa. Nếu không tin có Thiên Chúa và bị ảnh hưởng của tinh thần thế tục, con người sẽ không hiểu giá trị cũng như không thể sống trọn vẹn ơn độc thân hay lập gia đình. Kitô hữu chúng ta đừng để mình bị cám dỗ chạy theo tâm thức trần tục. Giải pháp cho vấn đề không phải là luật lệ do con người đặt ra nhưng là tình thương, là trở về với Thiên Chúa và chương trình nguyên thủy của Ngài khi tạo dựng con người. (Mỗi ngày một niềm vui)
2. Một trong những đền thờ cổ nói lên tinh thần của người Rôma thời xưa, đó là đền thờ dâng kính nữ thần hòa giải. Khi hai vợ chồng bất hòa người ta khuyên họ đến trình diện nữ thần hòa giải. Nghi thức rất đơn sơ: mỗi người có thể trình bày lý lẽ, phơi bày những bất công mà mình phải gánh chịu trong gia đình. Nghi thức đòi hỏi hai người không được nói cùng một lúc. Hễ ai ngắt lời người kia thì điều đó sẽ bị coi là phạm thánh. Nghi thức này có sức mang lại những kết quả phi thường. Sau khi trình bày xong lý lẽ, rủa xả thậm tệ người phối ngẫu, hai vợ chồng thường làm hòa với nhau trước mặt vị thần. (Mỗi ngày một tin vui)
3. “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly.” (Mt 19,6)
"Rầm." Cái tivi, vật dụng cuối cùng bị đập vỡ, tiếp đó là tiếng cãi vã, xô sát của hai vợ chồng. Những tiếng khóc đầy sợ hãi của mấy đứa trẻ:
Hu, hu! Ba má ơi đừng đánh nhau nữa!
Hu, hu! Ba má ơi đừng bỏ tụi con!
Thì ra ba má chúng nó sắp ly dị. Đó là tất cả những gì mà tôi đang chứng kiến ở một gia đình hàng xóm.
Hôn nhân là một phép Bí tích mà Thiên Chúa ban tặng cho con người với đầy đủ tự do và trách nhiệm. Để sống yêu thương nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làm cha, làm mẹ. Đây chính là cái đích thực của hôn nhân và trong, cái đích thực đó con người mới nhận ra được giá trị của tình yêu, của nhân cách chân thiện mỹ.
Thế nhưng trong cuộc sống vội vã hôm nay, con người thường lao theo dòng chảy của nó. Họ yêu cuồng sống vội. Hôn nhân có khi chỉ là một sự tính toán, đổi chác, tìm danh vọng và xác thịt. Hôn nhân khác nào một cuộc chơi, thích thì lấy nhau không thích thì ly dị.
Lạy Chúa, xin cho tất cả những người đang sống đời hôn nhân biết trân trọng và gìn giữ hôn ước mà họ đã cam kết, và giây phút hôn phối mà Chúa đã kết hợp, ràng buộc họ. (Hosanna)
(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ tình hiệp nhất. Qua bí tích Thánh thể chúng con được nên một trong Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa. Chúng con cám ơn Chúa đã liên kết chúng con thành một gia đình của Chúa. Xin Chúa gìn giữ tình huynh đệ của chúng con để chúng con luôn sống đùm bọc và yêu thương nhau. Cách riêng trong đời sống hôn nhân, xin cho tất cả những ai đang sống đời hôn nhân biết trân trọng và gìn giữ hôn ước mà họ đã cam kết, và giây hôn phối mà Chúa đã kết hợp họ nên một gia đình.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, như hạt lúa bì nghiền nát để kết thành tấm bánh, bao trái nho ép thành chén rượu. Xin dâng lên Chúa những hy sinh trong đời sống vợ chồng, những chén đắng chua cay, những gian truân vất vả trong khi chu toàn bổn phận gia đình. Xin cho các gia đình biết dâng hiến lễ hy sinh đời mình để kết hợp với hy tế thập giá của Chúa để sinh ơn cứu độ cho bản thân và gia đình.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn bao dung độ lượng, luôn hy sinh quên mình. Xin cho các đôi vợ chồng biết hy sinh cho nhau, tha thứ cho nhau, hầu thắp sáng niềm tin yêu, hy vọng cho gia đình mãi êm ấm thuận hòa. Amen.
(Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn mang tượng Đức Mẹ Fatima đến Rôma để làm lễ cung hiến cả nhân loại cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.

(FB ĐGH) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn mang tượng Đức Mẹ Fatima đến Rôma để làm lễ cung hiến cả nhân loại cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.

Ngài đã nêu lên ước muốn dâng cả thế giới lên Mẹ vào sáng ngày 13/10/2013 sắp tới trong một đại lễ được cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican.

Đức Thánh Cha ao ước ngày 13/10 này sẽ có sự hiện diện của một dấu chỉ đặc biệt là tượng Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, một biểu tượng quan trọng của người Công giáo khắp nơi trên thế giới. Chính vì lẽ đó, Tòa Thánh Vatican đang xúc tiến đưa bức tượng nguyên thủy Đức Mẹ Fatima đến Rôma trong dịp này.

Thay mặt ngài, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella (Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tái Truyền giảng Phúc Âm) đã gửi thư đến Đức cha Antonio Marto (Giám mục địa phận Leiria-Fatima) để bày tỏ ước nguyện của Đức Giáo Hoàng.

Đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng, Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đã mau chóng ra quyết định đưa tượng Đức Mẹ Fatima với sự hộ tống an ninh đặc biệt trên chuyến bay sáng ngày 12/10/2013 đến Rôma, sau đó sẽ đưa tượng về vào chiều ngày 13/10/2013.

Đức Mẹ Fatima đã hiện ra với 3 trẻ nhỏ chăn cừu trên đồi Cova da Iria, miền Fatima, nước Bồ Đào Nha vào năm 1917. Mẹ đã cảnh báo về nạn bạo lực sẽ gia tăng trong thế kỷ 20 nếu thế giới không biết ăn năn hối cải. Mẹ nài nỉ nhân loại cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi và tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.

Mới đây nhất, sau khi lên ngôi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Jose Polycarp (Thượng phụ Giáo chủ thành Lisbon) làm Đặc sứ Giáo hoàng tại Fatima để làm lễ cung hiến triều đại Giáo hoàng của ngài cho Đức Mẹ vào ngày 13/05/2013.

- Nguồn: www.facebook.com/DucGiaoHoang

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI -THỨ NĂM TUẦN 19 TN -15/08/2013


15/08/13 THỨ NĂM TUẦN 19 TN

Đức Mẹ Lên Trời

Lc 1,39-56


Suy niệm: Chúa đưa Đức Maria về trời cả hồn và xác, không chỉ vì muốn thưởng công Mẹ, không chỉ là đặc ân dành riêng cho Mẹ, nhưng còn vì Mẹ là người đầu tiên xứng đáng lãnh nhận tròn đầy hiệu quả tất yếu của Ơn Cứu Độ. Về trời “đoàn tụ” với Chúa Giêsu Con Mẹ, nhưng lòng Mẹ vẫn chưa yên, vì dưới chân Thánh Giá, Mẹ đã sinh ra Hội Thánh khi nhận Thánh Gioan làm con. Đoàn con này vẫn còn đang trên đường lữ hành, không ngừng réo gọi Mẹ. Càng hưởng vinh quang hạnh phúc cõi trời bên cạnh Chúa Giêsu, Mẹ càng nôn nao thao thức kêu gọi con cái kẻo chúng lạc đường. Đây phải chăng là mục đích của những lần Mẹ hiện ra đây đó, để thức tỉnh đoàn con. Muốn theo gót Mẹ về quê trời, chúng ta phải tiếp bước Mẹ trên đường dương thế. Bước đi khiêm tốn đầy tâm tình tạ ơn.

Mời Bạn: Trên đường lữ hành, Bạn có biết: Mình đang đi đâu, về đâu? Ai là bạn đồng hành? Ai là người hướng đạo? Bạn đang ở vị trí nào và có đi đúng hướng không?

Chia sẻ: Khi Bạn tiếp tay làm đẹp thế giới này, đừng bao giờ quên rằng Thiên Chúa còn chuẩn bị cho Bạn một chỗ đẹp hơn. Hãy tỏ ra xứng đáng với Ơn Ngài.

Sống Lời Chúa: Cuộc sống này có thật đẹp, thật vui, cũng là để chuẩn bị cho một thế giới đẹp hơn mà chúng ta đang hướng về. Xin Mẹ cùng đồng hành.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ vinh quang, đầy tình Mẫu Tử Thần Thiêng, xin dẫn dắt chúng con trên con đường Mẹ đã đi qua, để chúng con cũng đạt tới cõi vĩnh hằng cùng với Mẹ, để ca tụng vinh quang Thiên Chúa cho đến muôn thuở muôn đời

15/08/13 THỨ NĂM TUẦN 19 TN
Đức Mẹ Lên Trời
Lc 1,39-56

Suy niệm: Chúa đưa Đức Maria về trời cả hồn và xác, không chỉ vì muốn thưởng công Mẹ, không chỉ là đặc ân dành riêng cho Mẹ, nhưng còn vì Mẹ là người đầu tiên xứng đáng lãnh nhận tròn đầy hiệu quả tất yếu của Ơn Cứu Độ. Về trời “đoàn tụ” với Chúa Giêsu Con Mẹ, nhưng lòng Mẹ vẫn chưa yên, vì dưới chân Thánh Giá, Mẹ đã sinh ra Hội Thánh khi nhận Thánh Gioan làm con. Đoàn con này vẫn còn đang trên đường lữ hành, không ngừng réo gọi Mẹ. Càng hưởng vinh quang hạnh phúc cõi trời bên cạnh Chúa Giêsu, Mẹ càng nôn nao thao thức kêu gọi con cái kẻo chúng lạc đường. Đây phải chăng là mục đích của những lần Mẹ hiện ra đây đó, để thức tỉnh đoàn con. Muốn theo gót Mẹ về quê trời, chúng ta phải tiếp bước Mẹ trên đường dương thế. Bước đi khiêm tốn đầy tâm tình tạ ơn.

Mời Bạn: Trên đường lữ hành, Bạn có biết: Mình đang đi đâu, về đâu? Ai là bạn đồng hành? Ai là người hướng đạo? Bạn đang ở vị trí nào và có đi đúng hướng không?

Chia sẻ: Khi Bạn tiếp tay làm đẹp thế giới này, đừng bao giờ quên rằng Thiên Chúa còn chuẩn bị cho Bạn một chỗ đẹp hơn. Hãy tỏ ra xứng đáng với Ơn Ngài.

Sống Lời Chúa: Cuộc sống này có thật đẹp, thật vui, cũng là để chuẩn bị cho một thế giới đẹp hơn mà chúng ta đang hướng về. Xin Mẹ cùng đồng hành.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ vinh quang, đầy tình Mẫu Tử Thần Thiêng, xin dẫn dắt chúng con trên con đường Mẹ đã đi qua, để chúng con cũng đạt tới cõi vĩnh hằng cùng với Mẹ, để ca tụng vinh quang Thiên Chúa cho đến muôn thuở muôn đời


CHÚA NÓI VỚI TÔI-THỨ TƯ TUẦN 19 TN - 14/08/2013

14/08/13 THỨ TƯ TUẦN 19 TN
Th. Mắcximilianô Maria Kônbê, linh mục, tử đạo           
Mt 18,15-20

Suy niệm: Con phải tha đến mấy lần nếu người anh em của con phạm tội? Câu hỏi của Phêrô đặt ra vấn nạn tôi phải chịu đựng lỗi lầm của anh em đến mức nào. Ông bà ta có câu “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Loài vật sống theo bản năng còn có liên đới với nhau như thế, huống chi là con người sao lại không có trách nhiệm liên đới với nhau hơn? Ta không chỉ chịu trách nhiệm về thể lý, tâm lý của người anh em mà còn cả về số phận thiêng liêng của họ nữa. Chúa Giêsu khi sinh xuống làm người đền tội cho nhân loại đã cho chúng ta biết rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm trong tội lỗi của anh em. Vì thế Thầy Giêsu dạy chúng ta phải thật tế nhị và nhẫn nại khi sửa lỗi cho anh em. Lần thứ  nhất thì chỉ hai người biết, nếu không nghe mới “rủ” thêm người khuyên bảo, lần thứ ba thì mới đưa ra cộng đoàn.
Mời Bạn: Thiên Chúa không muốn một ai trong các con cái được Ngài dựng nên phải hư mất vì tội lỗi. Chỉ có yêu thương theo cung cách của Thầy Giê-su để tận tâm đồng hành với người bạn đang chao đảo vì tội lỗi, thì người anh em “đã mất nay mới được tìm thấy”
Chia sẻ: Sửa lỗi cho anh em cần tế nhị, và nhẫn nại. Bạn đã có những phẩm chất ấy chưa?
Sống Lời Chúa: Tôi quyết tâm không nói điều xấu của anh chị em mình với người khác mà tôi tình cờ biết được.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con phải tế nhị và nhẫn nại khi sửa lỗi cho anh chị em mình. Xin cho chúng con năng nghe bớt nói, và nhất là năng cầu nguyện với Chúa về những bất toàn của chính con và của anh chị em con. Amen.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI - THỨ BA TUẦN 19 TN -13/08/2013

13/08/13 THỨ BA TUẦN 19 TN
Th. Ponxianô, giáo hoàng và Híppôlitô, linh mục tử đạo
Mt 18,1-5.10.12-14

Suy niệm: Do địa hình miền núi phức tạp, người Do thái thời Chúa Giêsu thường chăn chiên chung với nhau. Mỗi đoàn vật thường gồm của nhiều chủ gộp lại chăn chung để tiết kiệm đồng cỏ, tránh tối đa nguy cơ chiên lạc bầy và bị thú dữ ăn thịt. Vì thế, khi một con chiên đi lạc, chủ chiên sẵn sàng giao đoàn chiên của mình cho những mục tử bạn để đi tìm. Chúng ta có thể hình dung tất cả dân làng lo lắng thế nào khi những người chăn trở về lại thiếu một người đang phải lang thang ngoài núi để tìm kiếm. Và niềm vui càng lớn lao biết mấy khi thấy anh ta vác chiên trên vai trở về bình an vô sự. Chúa Giêsu thích dùng hình ảnh này để diễn tả Thiên Chúa và tình yêu của Ngài.

Mời Bạn: Bạn có “cảm” được tình yêu đến độ “vô lý” của Thiên Chúa? Một tình yêu coi một mình bạn cũng có giá trị ngang bằng một số đông (1=99). Tình yêu của Đấng Tạo Hoá vô biên dám hy sinh chính mình để cứu một thụ tạo hư vô khỏi hư mất ().

Chia sẻ về một lần bạn cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho bạn cho dù bạn không xứng.

Sống Lời Chúa: Chỉ có một cách đáp lại tình yêu Thiên Chúa đó là… - bạn biết rồi - “lấy tình yêu đáp đền tình yêu”.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con xin lấy tình yêu của con để đền đáp tình Chúa hiến thân vì con.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI - Thứ Hai trong tuần thứ XIX Mùa Thường Niên- 12/08/2013

12/08/13 THỨ HAI TUẦN 19 TN
Th. Gioana Phanxica Săngtan, nữ tu
Mt 17,22-27

Suy niệm: Đây là phép lạ “lạ” nhất trong các sách Tin Mừng, vì lần đầu tiên Đức Giêsu làm một phép lạ đem lại ích lợi riêng cho bản thân Ngài và các môn đệ. Đọc Tin Mừng, ta có cảm tưởng ông Phêrô đi ra biển, thả câu và liền câu con cá đặc biệt có ngậm đồng tiền bốn quan để nộp thuế. Thật khoẻ re! Không phải lao nhọc vất vả gì mà vẫn có đủ tiền nộp thuế. Theo ông thầy Giêsu này sướng thật! Chúng ta có nên nghĩ vậy không?

Ta nên nhớ rằng người Do Thái quen dùng những kiểu nói bóng bẩy sống động (giống như ta nói nhà văn kiếm đủ tiền ở đầu cây viết…). Qua kiểu nói ấy, Đức Giêsu bảo ông Phêrô ra biển câu cá (câu cá là nghề của ông mà!), và sau môt ngày lao nhọc, ông sẽ kiếm đủ tiền nộp thuế cho Đền thờ.

Mời Bạn: Nhớ rằng Chúa đã ban cho bạn khối óc, đôi tay để suy nghĩ, để lao động. Chúa không làm thay cho bạn những gì bạn có thể làm.

Chia sẻ: Bạn có nhận ra phép lạ của Chúa qua công việc hằng ngày không?

Sống Lời Chúa: Cảm tạ Chúa đã ban cho bạn có được những khả năng tinh thần cũng như thể lý. Bạn hứa với Chúa sẽ cố gắng tối đa trong công việc học hành, lao động để nuôi sống, phát triển bản thân và gia đình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, 33 năm trần thế, Chúa chưa bao giờ làm một phép lạ nào cho bản thân mình. Chúa muốn dùng đôi tay, khối óc để sinh sống như chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra giá trị của lao động và nỗ lực làm việc như một món quà cho những người thân chúng con. Amen.

Hình ảnh: 12/08/13 THỨ HAI TUẦN 19 TN
Th. Gioana Phanxica Săngtan, nữ tu
Mt 17,22-27

Suy niệm: Đây là phép lạ “lạ” nhất trong các sách Tin Mừng, vì lần đầu tiên Đức Giêsu làm một phép lạ đem lại ích lợi riêng cho bản thân Ngài và các môn đệ. Đọc Tin Mừng, ta có cảm tưởng ông Phêrô đi ra biển, thả câu và liền câu con cá đặc biệt có ngậm đồng tiền bốn quan để nộp thuế. Thật khoẻ re! Không phải lao nhọc vất vả gì mà vẫn có đủ tiền nộp thuế. Theo ông thầy Giêsu này sướng thật! Chúng ta có nên nghĩ vậy không?

Ta nên nhớ rằng người Do Thái quen dùng những kiểu nói bóng bẩy sống động (giống như ta nói nhà văn kiếm đủ  tiền ở đầu cây viết…). Qua kiểu nói ấy, Đức Giêsu bảo ông Phêrô ra biển câu cá (câu cá là nghề của ông mà!), và sau môt ngày lao nhọc, ông sẽ  kiếm đủ tiền nộp thuế cho Đền thờ.

Mời Bạn: Nhớ rằng Chúa đã ban cho bạn khối óc, đôi tay để suy nghĩ, để lao động. Chúa không làm thay cho bạn những gì bạn có thể làm.

Chia sẻ: Bạn có nhận ra phép lạ của Chúa qua công việc hằng ngày không?

Sống Lời Chúa: Cảm tạ Chúa đã ban cho bạn có được những khả năng tinh thần cũng như thể lý. Bạn hứa với Chúa sẽ cố gắng tối đa trong công việc học hành, lao động để nuôi sống, phát triển bản thân và gia đình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, 33 năm trần thế, Chúa chưa bao giờ làm một phép lạ nào cho bản thân mình. Chúa muốn dùng đôi tay, khối óc để sinh sống như chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra giá trị của lao động và nỗ lực làm việc như một món quà cho những người thân chúng con. Amen.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI - Thứ Sáu Tuần XVIII Mùa Thường Niên - 9/8/2013

Quảng đại theo Chúa

Thứ Sáu Tuần XVIII Mùa Thường Niên 
Lời Chúa: 
Mt 16, 24-28 
"Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy. Nếu được cả thế gian mà thiệt hại sự sống, thì ích gì?" (Mt 16,24.26)

Sau khi đã quở trách Phêrô vì đã ngăn cản Ngài đi theo con đường Thập giá, Chúa Giêsu nói thêm rằng con đường ấy là con đường mà bất cứ ai muốn làm môn đệ Ngài thì đều phải theo: “Nếu ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ mình đi vác Thập giá mình mà theo.”
Khi giải thích con đường Thập giá ấy, Chúa Giêsu đã đưa ra một nghịch lý: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành bất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống.”
 Suy gẫm 
1. “Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy”: Chúa Giêsu không ép tôi theo Ngài, Chúa không buộc tôi bỏ mình mà vác Thập giá. Ngài chỉ mời tôi thôi và cho tôi tự do. Nếu tôi muốn theo thì hãy bỏ mình mà vác Thập giá, nếu tôi không muốn thì thôi.
Nhưng vì thương tôi, nên Ngài đã cho biết những sự lợi và hại: “ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống”, và “được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì?”
2. Chúa không bảo chúng ta đi tìm Thập giá, nhưng là hãy vác lấy Thập giá mình. Một cách nào đó, không ai có thể thoát khỏi Thập giá trong cuộc sống…Đau khổ không phải là một đày đọa con người phải gánh chịu, mà là một phương thế nên thánh. Mỗi người một Thập giá, mỗi ngày một Thập giá. Ai trong chúng ta cũng đang chịu một đau khổ nào đó. Ước gì khổ đau thanh luyện chúng ta để mỗi lúc được kết hợp với Chúa mật thiết hơn. (Trích: “Mỗi ngày một tin vui”)
3. Chính Thánh Don Bosco đã tưởng tượng chuyện sau đây:
Một hôm, Chúa Giêsu bảo Phêrô và Gioan đi theo Ngài lên núi. Ngài dặn mỗi ông mang theo một hòn đá. Phêrô suy nghĩ một chút rồi nhặt hòn đá nhỏ bỏ vào túi; còn Gioan, do lòng quảng đại, vác cả một tảng đá to. Dĩ nhiên, đường dài, vác nặng, Gioan thở hổn hển và lên đến nơi sau cùng. Phêrô bước thảnh thơi và còn nói với Gioan: “Sao anh nhọc công vác tảng đá to như thế!” Tới nơi, Chúa Giêsu bảo hai môn đệ ngồi xuống. Ngài đọc lời chúc tụng và biến hai viên đá thành bánh. Dĩ nhiên, Phêrô chỉ được chiếc bánh nhỏ xíu không đủ cho cơn đói cồn cào của ông.
Lần khác Chúa lại bảo hai ông lên núi và mang theo đá. Rút kinh nghiệm lần trước, Phêrô mang một tảng đá thật to. Đến nơi, ông ngồi chờ phép lạ. Nhưng Chúa Giêsu chỉ nói “Nào mỗi người hãy ngồi lên tảng đá mình mang theo. Không phải lúc nào Thầy cũng biến đá thành bánh đâu.” Rồi Ngài nói riêng với Phêrô: “Lòng quảng đại không phải là lòng quảng đại tính toán.”
Lạy Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, và không chờ một phần thưởng nào khác hơn là biết mình đã làm theo Chúa. (Trích: “Chờ đợi Chúa”)
4. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống.” (Mt 16,25)
Chính lúc hủy mình ra không, Chúa Giêsu cho thấy Ngài là thế đó, là Thiên Chúa tình yêu. Ngài đã huỷ diệt mình vì tình yêu, tình yêu với Cha và tình yêu với con người.
Lạy Chúa, xin dạy con hiểu biết được: chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì khi cho đi là lúc con được nhận lãnh. (Hosanna)
(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng con. Chúa vẫn tha thiết mời gọi chúng con trao vào tay Chúa những gánh nặng của cuộc sống. Chúa mời gọi chúng con hãy can đảm vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa. Xin Thánh Thể Chúa giúp chúng con can đảm bước theo chân Chúa với một lòng trung tín, sắt son.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, Chúa đã vui lòng đón nhận thập giá đắng cay để cứu chuộc chúng con. Chúa đã chấp nhận chết đi để ban lại cho chúng con sự sống đời đời. Xin dạy chúng con biết sống quảng đại, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, và không chờ một phần thưởng nào khác là biết mình đã làm theo ý Chúa.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con hiểu rằng: chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì khi cho đi là lúc chúng con được nhận lãnh để chúng con luôn biết sống thanh thoát và quảng đại cho tha nhân. Amen.
(Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI-Thứ Năm Tuần XVIII Mùa Thường Niên - 8/8/2013

Hồng Ân Đức Tin

Thứ Năm Tuần XVIII Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
Mt 16, 13-23 
Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống." (Mt 16,16)
Đoạn này cho ta thấy 3 mức độ hiểu biết về Chúa Giêsu:
1. Mức độ của dân chúng: nếu chỉ thấy những việc Chúa Giêsu làm và nghe những lời Ngài dạy mà không suy nghĩ thêm thì người ta chỉ biết Ngài là một tiên tri thôi.
2. Mức độ của Phêrô: Được ơn Chúa soi sáng, Phêrô hiểu Chúa Giêsu là Đức Kitô Con Thiên Chúa. Nhưng nếu ơn soi sáng của Thiên Chúa không có sự hợp tác là sự “đi theo” của con người thì dù có hiểu biết Chúa Giêsu, con người vẫn có thể phản đối và cản bước Thiên Chúa.
3. Mức độ của Chúa Giêsu đòi hỏi nơi người môn đệ: Hiểu biết Chúa Giêsu cộng thêm sự từ bỏ và vác Thập giá đi theo Ngài.
 Suy gẫm 
1. Tôi hiểu biết Chúa Giêsu tới mức độ nào:
Coi Ngài là một tiên tri. Do đó tôi chỉ liên hệ với Ngài để được xin ơn?
Coi Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa, là lẽ sống đời tôi, nhưng lại sợ khó, ngại khổ?
Sẵn sàng bỏ tất cả để vác Thập giá mà đi theo Ngài?
2. “Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”: cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và cho Giáo hội.
3. Chúng ta có nhiều cách để khước từ Thập giá: Khi không tiếp nhận cuộc sống như một ơn ban, khi chỉ bị quay nhìn về các biến cố và con người, khi bán đứng lương tâm vì chút lợi lộc vật chất, khi đóng kín niềm tin trong các buổi phục vụ mà quên rằng sống đạo là sống niền tin Kitô trong từng giây phút cuộc sống. (Trích “Mỗi ngày một tin vui”)
4. Ngày kia, hoàng đế của một vương quốc lớn đã mời gọi các nghệ sỹ từ nhiều nước đến để dự cuộc thi “Mô tả chân dung hoàng đế”. Các nghệ sỹ Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các thứ đá hoa, kim cương quý nhất. Các nghệ sỹ Ai Cập thì mang đến đủ thứ đồ nghề và một khối cẩm thạch hảo hạng. Sau cùng người ta rất ngạc nhiên khi thấy phái đoàn Hy Lạp chỉ mang vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng.
Mỗi phái đoàn dự thi trong một căn phòng đặc biệt của cung điện. Khi thời gian đã hết, Đức vua cho trưng bày các tác phẩm tranh giải. Ông hết sức khen các bức chân dung của mình do các nghệ sỹ Ấn Độ và Ai Cập tạc nên. Sau cùng phòng trưng bày của người Hy Lạp, hoàng đế chỉ thấy duy nhất một bước tường đã đánh bóng đến độ khi hoàng đế nhìn vào ông thấy khuông mặt mình hiện ra từng nét. Và phái đoàn Hy Lạp đã đạt giải nhất trong cuộc thi đó.
Sứ mệnh căn bản của mỗi Kitô hữu là họa lại dung nhan của Đức Kitô nơi cuộc sống và tâm hồn của mình. Để đạt được điều đó, chúng ta phải đục đẽo, phải loại bỏ tất cả những cái gì là gồ ghề, thô nháp, những thói hư tật xấu và phải cầu xin để có một đức tin vững mạnh.
Lạy Chúa, xin cho con biết đục đẽo tâm hồn và cuộc sống con để dung nhan Ngài được sáng tỏ qua mọi hành vi của đời sống con. (Hosanna)
5. Ông Simon Phêrô thưa: “Thấy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).
Hằng ngày tôi phải đối mặt với biết bao nhiêu vấn đề, biết bao nhiêu chuyện mà Thiên Chúa đòi tôi phải làm chứng cho Ngài. Trước bao vấn đề cần sự can thiệp của tôi: kĩ luật trong lớp học, dàn hòa trong cuộc cãi nhau hay một xích mích, giúp đỡ kẻ nghèo… Tôi chỉ biết suy nghĩ cách giải quyết này đến cách giải quyết khác. Tất cả chỉ là những lý tưởng, vì chúng chỉ luẩn quẩn trong đầu tôi mà không đi tới hành động.
Ông Phêrô đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống; nhưng khi chối Chúa 3 lần, ông đã không dám dấn thân đến cùng cho niềm tin. Và đức tin không có việc làm là đức tin chết!
Lạy Chúa, xin ban Thần Khí của Người, để con mạnh dạn tuyên xưng Chúa bằng chính hành động của con. (Hosanna)
(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Cuộc đời luôn có những sóng gió nghi nan. Dòng đời luôn đong đầy những gian truân vất vả. Thế nhưng, chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa trợ giúp trong những lúc khó khăn. Chúng con có Chúa đồng hành và sẵn lòng cất nhẹ những gánh nặng trong cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết siêng năng đến với Chúa nơi bí tích Thánh Thể để được ơn nâng đỡ phần hồn và phần xác. Xin cho chúng con biết trao vào tay Chúa những gánh nặng trong cuộc đời, những thử thách trong hiện tại và lo lắng cho tương lại.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, thánh Phê-rô hôm nay đã tuyên xưng Chúa là Ðấng hằng sống, dù rằng ngày mai ông lại chối Chúa đến ba lần. Chúa biết Phê-rô sẽ gục ngã trước nghi nan dù rằng lòng ông không muốn thế. Chúa nhìn thấu suốt tâm can. Chúa biết tấm lòng chân thật của thánh nhân. Xin Chúa cũng nhìn đến lòng thành của chúng con. Chúng con vẫn tuyên xưng mình là người Kitô giáo nhưng lại không sống điều chúng con tin. Chúa bảo chúng con yêu người nhưng chúng con vẫn còn ghét bỏ nhau. Chúa bảo chúng sống công bình nhưng chúng con vẫn để cho những danh lợi thú làm chủ con người chúng con. Chúa muốn chúng con vác thập già mà theo Chúa nhưng chúng con lại sợ nghi nan.
Lạy Chúa, xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con để dù giữa những đau khổ, thử thách của cuộc sống, chúng con luôn kiên vững và an vui trong bổn phận của mình. Amen.
(Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)








Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI -Thứ Ba, Lễ Chúa hiển dung- 6/8/2013

Thứ Ba, Lễ Chúa hiển dung
Lời Chúa: (Mc 9, 2-10)



                                                                                        
Suy Niệm
Ðức Giêsu đưa ba môn đệ thân tín lên núi cao,
nơi đất và trời gần nhau, nơi thích hợp cho cầu nguyện.
Lần cầu nguyện này thật khác thường.
Ðức Giêsu biết mình đã bước vào một khúc quanh quan trọng.
Ðau khổ và cái chết đang chờ Ngài (x. Mc 8, 31).
Nhưng Ngài can đảm đón lấy trong tình yêu đầy hy vọng.
Ðức Giêsu buông mình cho Cha trong sự vâng phục tín thác.
Chưa bao giờ Ngài thấy mình là Con như bây giờ.
Chính vào giây phút xuất thần ngây ngất này
mà Ngài được Cha biến đổi hình dạng.
Khuôn mặt Ngài chói sáng, y phục Ngài rực rỡ trắng tinh.
Hai nhân vật lớn của Cựu ước là Mô-sê và Ê-li-a,
đại diện cho Lề Luật và Ngôn Sứ, cho cả dòng lịch sử Ít-ra-en,
hiện ra trò chuyện với Ngài.
Ðức Giêsu được Cha biến hình một cách bất ngờ.
Ðây là hành vi ưu ái mà Cha dành cho Con,
như một nâng đỡ trước khi Con bước vào cuộc khổ nạn.
Chính Cha là Ðấng vén mở vinh quang thần linh của Con,
vinh quang này bị che khuất khi Con sống phận người.
Chính Cha hiện diện trong đám mây che phủ.
Chính Cha giới thiệu Con và nhắn nhủ các môn đệ.
Ðức Giêsu được Cha biến hình vì Ngài dám sống như Con thảo.
“Ðây là Con Ta yêu dấu” thật là lời chuẩn nhận của Cha.
Càng sống như Con thảo thì căn tính Ngài càng tỏa sáng.
Vinh quang rạng ngời là vinh quang của người Con dấu yêu.
Ba môn đệ ngỡ ngàng và kinh sợ.
Phêrô muốn kéo dài mãi hạnh phúc bất ngờ này.
“Ở đây thật tuyệt. Chúng con xin dựng ba lều…”
Nhưng tiếng từ trời đưa ông về với thực tế: “Hãy nghe Người”.
Hạnh phúc của núi cao không phải là trạm dừng.
Ðây chỉ là một củng cố đức tin trước thử thách sắp đến.
Ðiều quan trọng Cha nhắn nhủ là hãy nghe Người.
Nghe những lời loan báo về số phận của Thầy và trò.
Thầy sắp bước vào con đường hẹp.
Trò cũng được mời đi vào con đường ấy.
Chiêm ngắm Thầy biến hình và muốn ở lại đó, là điều dễ.
Vâng nghe lời Thầy là điều khó hơn nhiều
vì lời đó đòi từ bỏ mình, vác thập giá, mất mạng sống.
Có vẻ ba môn đệ không rút được nhiều ích lợi ngay
từ sau kinh nghiệm độc đáo này (x. 2Pr 1, 16-18).
Họ chỉ được chút hưng phấn chóng qua nhờ chiêm ngắm,
nhưng lại không đủ sức trung tín theo Thầy đến cùng,
để nhìn vào khuôn mặt đầy mồ hôi của Thầy trong Vườn Dầu,
và khuôn mặt đầy thương tích của Thầy trên Núi Sọ.
Chúng ta được làm người là để được biến hình.
Cuộc biến hình diễn ra mãi cho đến ngày nhắm mắt.
Nhờ nghe lời Ðức Giêsu và sống như Ngài
mà thân xác, khuôn mặt, trái tim ta được biến đổi.
Cuộc đời người Kitô hữu phải có khả năng tỏa sáng,
nhờ sống như Con Cha và thực sự trở thành Con.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi con,
xin biến đổi con từ từ qua cầu nguyện.

Mỗi lần con thấy Chúa,
xin biến đổi ánh mắt con.
Mỗi lần con rước Chúa,
xin biến đổi môi miệng con.
Mỗi lần con nghe lời Chúa,
xin biến đổi tai con.

Xin làm cho khuôn mặt con rạng ngời hơn
sau mỗi lần gặp Chúa.

Ước chi mọi người thấy nét tươi tắn của Chúa
trong nụ cười của con,
thấy sự dịu dàng của Chúa
trong lời nói của con.

Thế giới hôm nay không cần những Kitô hữu
có bộ mặt chán nản và thất vọng.

Xin cho con biết nhẫn nại và can đảm
cùng đi với Chúa và với tha nhân
trên những nẻo đường gập ghềnh. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI -Thứ Hai Tuần XVIII Mùa Thường Niên - 05/08/2013

Thứ Hai Tuần XVIII Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
Mt 14,13-21 
Đức Giêsu bảo : "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn." (Mt 14,16)
    Suy gẫm  1. Rất nhiều lần Phúc Âm ghi nhận lại rằng Chúa Giêsu thấy dân chúng thì Ngài chạnh lòng thương. Tuy họ không phải là bà con, bạn hữu hay là những người quen biết với Ngài, nhưng thấy họ thì cảm xúc đầu tiên của Ngài là thương. Vì thương nên Ngài chữa bệnh, giảng dạy và cho họ ăn. Ai cũng là đối tượng của tình thương Chúa.
Phần tôi thì khác, tôi hay phân loại người ta thành hai hạng người: người thân và người dưng. Đối với người dưng thì tôi thờ ơ lãnh đạm. Xin Chúa cho con một tấm lòng yêu thương bao la như Chúa, nhất là khi con là tông đồ của Chúa.
2. “Xin thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn”. Cách giải quyết của các tông đồ là rất tự nhiên và bình thường. Tự dân chúng tìm đến đây thì tự họ phải lo thức ăn cho họ thôi. Đây là suy nghĩ tự nhiên. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “các con hãy lo cho họ ăn”. Đây là suy nghĩ của tình thương.
Có nhiều hoàn cảnh, người môn đệ không được làm theo suy nghĩ của tự nhiên mà phải làm theo suy nghĩ của tình thương.
3. “Chúng con chỉ có 5 chiếc bánh và hai con cá”. Khi trả lời Chúa Giêsu như thế, một đàng các tông đồ nghĩ là không thể làm gì được để giải quyết cơn đói của đám đông mấy ngàn người, và đàng khác các ông nghĩ với số lượng lương thực ít ỏi đó nên dành cho nhóm của họ và Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Hãy đem lại đây cho Thầy”. Ngài không muốn ai cũng ích kỷ chỉ lo cho riêng mình. Ngài dạy phải vừa quảng đại vừa phó thác vào Ngài. Hãy đưa cho Ngài để Ngài làm phép lạ giúp ích cho nhiều người.
4. Một người Hồi Giáo làm nghề đập đá có thói quen vào đền thờ cầu nguyện với Đức Ala. Ngày nào anh cũng thấy một con chim cú mù đứng bất động trên vách tường trước mặt là một con chim cú khác mang thức ăn đến cho nó. Cảnh tượng ấy làm cho anh suy nghĩ: “Đấng Ala quan tâm lo lắng cho cả một con chim cú mù. Còn ta, tại sao lại luôn lo lắng về của ăn hằng ngày. Ta phải biết phó thác cuộc đời cho sự quan phòng của đấng Ala”. Thế là anh ta bỏ nghề và ngày ngày đến trước đền thờ, để chờ đấng Ala săn sóc như là săn sóc cho con chim cú mù.
Một người bạn biết chuyện, đến khuyên: “Tôi nghĩ là anh chưa hiểu được điều mà đấng Ala muốn nói với anh qua hình ảnh hai con chim. Ngài không hề muốn bạn trở thành con chim cú mù, nhưng hãy học lấy tấm gương của con chim cú lành mạnh”. (Chờ đợi Chúa)
5. Chúa Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe thấy vậy, đám đông từ các thành đi bộ và theo Người”. (Mt 14,13)
Không biết từ lúc nào tâm hồn tôi trở nên thờ ơ với việc cầu nguyện: thờ ơ vì những dễ dãi, vì sự lười biếng của chính mình. Những buổi tối đáng ra phải dành cho Chúa, tôi ngụy biện: mình mệt mỏi hay còn nhiều bài vở học… mà thực ra không phải lúc nào cũng vậy. Tôi mất dần sự đối thoại với Chúa và đôi khi tôi cảm thấy Chúa thật xa vời. Những lúc nguyện cầu (như một thói quen) tôi vẫn để tâm tới những gì xảy ra xung quanh với cảm giác mong muốn nhanh nhập cuộc.
Những người Do Thái khi nghe biết Chúa Giêsu đến một nơi hoang vắng, đã không quản ngại đường xa để đến với Người với cả lòng nhiệt thành. Và Chúa đã ban cho họ những điều vượt quá lòng họ mong ước. Còn tôi, đã biết phải gặp Chúa ở đâu, đã tham dự Thánh lễ và đã rước cả Mình Máu Thánh Chúa; vậy mà tôi vẫn không nhận ra được điều quý giá này: có Chúa ở đó với ơn lành của Ngài. Phải chăng sự dễ dàng đến những “nơi gặp Chúa” khiến tôi thực sự không gặp được Người?
Lạy Chúa, xin cho con ý thức được Chúa là bánh nuôi sống con và đó là ân phúc vượt trên mọi điều con đang mong ước. Và xin cho con (trong một ý nghĩ nhỏ bé nhất) được là tấm bánh tan hòa với anh em.
(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh dưỡng nuôi cuộc đời chúng con. Ðây là ân phúc vượt lên mọi điều chúng con mong ước. Chúng con chỉ cần của ăn mau hư nát, nhưng Chúa lại cho chúng con sự sống đời đời là chính Thánh Thể Chúa. Chúng con chỉ cầu Chúa ban cho chúng con lương thực hằng ngày, thế mà Chúa lại cho chính Chúa làm gia nghiệp cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con cũng trở thành tấm bánh để hoà tan trong anh em. Xin giúp chúng con luôn trở thành người hữu ích cho cộng đoàn bằng đời sống yêu thương và phục vụ vì lợi ích của tha nhân.
Lạy Chúa, ngày nay người ta không chỉ đói cơm ăn, thiếu áo mặc mà còn cần sự cảm thông và chia sẻ, cần tình thương mến và rất cần những cử chỉ quan tâm chăm sóc của tha nhân. Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con quá ích kỷ với nhau. Chúng con thường có thái độ bàng quan, dửng dưng trước những bất hạnh của tha nhân. Chúng con cũng còn thiếu cả trách nhiệm với gia đình, đôi khi vì lười biếng mà chúng con đã chồng chất gánh nặng lên vai cha mẹ và anh em. Chúng con thiếu mau mắn chia sẽ trách nhiệm với gia đình. Chúng con ngại đưa tay giúp đỡ thi ân. Chúng con chần chờ khi phải đến viếng thăm nhau. Chúng con thường tìm vui thú cho bản thân hơn là lo lắng phục vụ cho lợi ích cộng đoàn. Chúng con đã không dùng tài năng Chúa ban để phục vu cộng đoàn nhưng chỉ lo thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Xin Chúa tha thứ cho những thiết sót của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, xin cho cuộc đời chúng con cũng là tấm bánh làm vui lòng mọi người qua sự chia sẻ trong yêu thương và phục vụ của chúng con. Amen.
(Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)
                                                                                                                                                                         

CHÚA NÓI VỚI TÔI- CHÚA NHẬT TUẦN 18 TN – C -04/08/13

04/08/13 CHÚA NHẬT TUẦN 18 TN – C
Lc 12,13-21

Suy niệm: Không biết từ đâu mà giới trẻ hôm nay có được một bản tóm lược những tiêu chuẩn thành công trên đường đời: “tiền bao la, tình bát ngát.” Sự ham mê vật chất thì không có điểm dừng, lối sống phóng túng chẳng khác gì xe lao dốc không thắng. Cơn bệnh thèm tiền, thèm tình khiến nhiều người không cưỡng nổi, làm băng hoại nhân phẩm và thui chột lương tâm vốn “tính bản thiện” mà Thiên Chúa đặt để trong con người. Điều đáng tiếc là tiền và tình bị nhầm lẫn với hạnh phúc! Hậu quả tất yếu cho sự nhầm lẫn này là đang có nhiều tiếng thở dài lo âu về một xã hội ‘kinh tế đi lên tình người đi xuống’, về sự bất an hằn sâu trong lòng người. Thảm trạng này đang minh họa lời Chúa nói, “không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm.” Vì thế, cần một cuộc tự vấn nghiêm túc nơi mỗi người để thoát khỏi sự tha hóa do của cải, thói tục và trở thành người “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.”

Mời Bạn: Đâu là mục tiêu mà bạn đang nỗ lực đạt đến? Mục tiêu ấy có phù hợp với lời Chúa căn dặn bạn hôm nay không? Rất cần có một cuộc tự vấn trước mặt Chúa để bạn có được một mục tiêu như lòng Chúa mong muốn.

Chia sẻ: với nhau về câu hỏi: sống để làm gì?

Sống Lời Chúa: Ý thức của cải là phương tiện để giúp ta thực hành những lời Chúa dạy.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con đang sống trong một xã hội nặng tính duy vật, khiến con mất khả năng vươn lên sống thánh. Xin giúp con sống thánh.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

CHÚA NÓI VỚI TÔI- Thứ Sáu Tuần XVII Mùa Thường Niên - 02/08/2013

Thứ Sáu Tuần XVII Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
Mt 13, 54-58 
 Chúa Giêsu phán: "Không tiên tri nào được vinh dự tại quê nhà". Người không làm nhiều phép lạ vì họ chẳng có lòng tin. (Mt 13,57-58)
 Suy gẫm  1. Những người Nazarét đã ngạc nhiên và thán phục Chúa Giêsu. Họ đã tiến gần đến đức tin. Nhưng rất tiếc hành trình ấy bị chặn lại vì thành kiến. Họ nghĩ: một con người có cha mẹ và anh em là những kẻ nghèo nàn và tầm thường như thế không thể nào là Đấng Messia được.
Có những thành kiến thật vô lý, thế nhưng người ta vẫn để cho những thành kiến vô lý ấy ảnh hưởng đến mình.
Phải chăng nhiều lần tôi cũng đánh giá người khác theo những thành kiến: Anh ấy, chị ấy không thể nào khác được! Con người như thế đó mà làm được cái gì!
2. “Nào ông ấy không phải là con bác thợ mộc sao?” : trong số các thành kiến của chúng ta, có thứ thành kiến quái dị này là “Cha nào con nấy” hay “Mẹ nào con nấy”, cha mẹ dở thì con không thể giỏi, cha mẹ xấu thì con không thể tốt. Đành rằng di truyền cũng ảnh hưởng một phần nào đó, nhưng không phải là tất cả. Có biết bao nhiêu tấm gương về những đứa con tài giỏi thánh thiện xuất thân từ cha mẹ tầm thường và tội lỗi.
3. Một du khách mới đi Trung Hoa về báo cáo rằng, giới trí thức Trung Hoa tuyên bố: “Không, việc truyền giáo của quý vị không thể bám rễ vào đất nước chúng tôi được đâu. Vì các nhà truyền giáo của quý vị vừa cầu nguyện, chưa hiểu gì đã tuyên bố là đạo của chúng tôi là sai lạc”. Và một người của Giáo Hội Đông Phương khác cũng nói: “Các ông muốn chúng tôi bỏ những gì mà chúng tôi tin, và chấp nhận những gì các ông tin”. Đi truyền giáo mà có định kiến thì ở nhà còn hơn. (Góp nhặt)
4. “Ngài không làm nhiều phép lạ ở nơi đó, vì họ chẳng có lòng tin”: Phép lạ chỉ diễn ra vì lòng tin và với lòng tin của con người. “Nếu chúng con có đức tin chỉ bằng hạt cát, chúng con có thể bảo núi này dời xuống biển.”
Lạy Chúa, xin ban thên Đức Tin cho chúng con.
5. “Chúa Giêsu về quê, giảng dạy cho dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: ‘Ông ta không phải là con bác thợ mộc hay sao? Mẹ ông không phải là mà Maria sao?… Vậy bởi đâu ông ta được khôn ngoan như thế?’ Và họ vấp ngã vì Người”. (Mt 13,54-57)
Lạy Chúa Giêsu, dân làng Nazarét đã không tin vào Chúa vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công. Các môn đệ đã không tin vào Chúa khi tay Chúa chịu treo trên Thập Tự. Nhiều kẻ khác không tin Chúa là Thiên Chúa và Chúa sống như một con người. Có những lúc con không tin Chúa hiện diện dưới hình bánh mỏng manh nơi một linh mục yếu đuối và trong một Hội Thánh đầy bất toàn. Dường như Chúa thích ẩn mình nơi những gì thế gian chê bỏ, để chúng con tập nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin. Xin thêm đức tin cho chúng con để khiêm tốn nhận ra Ngài tỏ mình thật bình thường trong cuộc sống. (Hosanna)